Thời tiết thay đổi trở nên lạnh hanh dễ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây những bệnh về hô hấp, nghiễm khuẩn,.. Đây cũng là thời điểm để các bệnh như cảm cúm và cảm lạnh song hành vào mùa. Nhưng cúm và cảm lạnh có nhiều triệu chứng tương tự nhau như ho, sốt, nghẹt mũi ở mức độ khác nhau. Nhiều người thường nhầm lẫn chúng, dẫn đến điều trị sai cách, lâu khỏi bệnh.
Vậy làm thế nào để phân biệt? Để tìm câu trả lời chính xác các bạn hãy theo dõi bài viết này nhé!
Cảm cúm, cảm lạnh: Phân biệt thế nào?
Đây là triệu chứng phổ biến ở cả 2 căn bệnh cảm lạnh và cúm
Khi bị cúm nhẹ, mọi người có thể chữa trị ở nhà, nghỉ ngơi, uống nhiều nước nóng, súc miệng nước muối. Trường hợp bị ho nhiều, tức ngực, khó thở cần đến ngay bệnh viện để được xử trí kịp thời những diễn biến nặng có thể xảy ra vì khi bị biến chứng như viêm phổi, nhiễm trùng lan rộng rất nguy hiểm đến tính mạng.
Người bệnh cúm nên được cách ly, hạn chế tiếp xúc để không lây lan bệnh cho người khác. Nếu bị sốt cao có thể chườm mát, hạ sốt bằng các thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol. Cần tránh sử dụng aspirin để hạ sốt trong bệnh cúm vì có nguy cơ gây hội chứng Reye (bệnh lý não, gan) nguy hiểm với bệnh nhân. Người bệnh cần ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý, không nên vận động quá mức sẽ giúp việc tự hồi phục nhanh hơn.
Với cảm lạnh, ban đầu có thể điều trị bằng những thuốc thông mũi, viêm họng. Ngoài ra, một số bài thuốc Đông y hoặc các biện pháp điều trị dân gian như xông, đánh gió cũng có tác dụng làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh cảm lạnh. Sử dụng các loại lá xông như lá sả, lá bưởi, lá hương nhu, kinh giới, ngải cứu… Những loại lá này có chứa các tinh dầu cay, nóng rất hữu hiệu để giải cảm.
Xông hơi bằng các loại lá xông như lá sả, lá bưởi,... giải cảm rất hữu hiệu
Từ những chia sẻ trên, Vjiic hy vọng có thể góp được phần nào trong việc bảo vệ sức khỏe của tất cả mọi người. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Cập nhật lần cuối: 11/2/2018 10:40:00 AM