Đến Nhật Bản vào mùa thu, bạn có vô vàn món ăn ngon để thưởng thức. Nào cá thu đao, nào hạt dẻ, nào rượu Sake… tất cả đều mang đến hương vị ngọt ngào và rất thu.
Du lịch Nhật Bản mùa thu hãy thử bằng hết những món đặc sản theo mùa. Ảnh: Tokyo Esque
Cá thu đao Thái Bình Dương (Pacific Saury)
Trong thực tế, người dân xứ phù tang rất thích ăn cá thu đao Thái Bình Dương (さ ん ま, sanma) vào mùa thu bởi mùa này cá rất béo và ngon. Vì vậy, không quá ngạc nhiên khí nó trở thành món đặc sản mùa thu của đất nước Nhật Bản.
Cá thu đao Thái Bình Dương (Pacific Saury). Ảnh: Tokyo Cheapo
Để thưởng thức món này đúng điệu, người ta thường ướp toàn bộ cá với muối, vắt một ít chanh hoặc yuzu (một loại trái cây họ cam quýt của châu Á), và rưới lên một chút nước tương trước khi thưởng thức. Ngoài món cá nướng thơm lừng, bạn cũng có thể thưởng thức sashimi ca thu đao sống hoặc xào lên và ăn kèm với củ cải mài.
Bạn có thể tìm mua cá thu đao bên trong các cửa hàng hải sản hoặc nhà hàng địa phương. Ảnh: Nippon
Gợi ý địa chỉ để mua: Bạn có thể tìm mua cá thu đao bên trong các cửa hàng hải sản hoặc nhà hàng địa phương.
Nấm Matsutake (Matsutake Mushrooms)
Nấm Matsutake (ま つ た け, matsutake) không chỉ được xem là món đặc sản mùa thu Nhật Bản mà còn được mệnh danh là “Vua của thực phẩm mùa thu” nhờ mùi thơm đặc trưng và hương vị đậm đà vốn có, và vì giá thành đắt đỏ nữa. Bạn tin không một miếng nấm Matsutake sản xuất trong nước có giá ước khoảng 100 đô la.
Nấm Matsutake (Matsutake Mushrooms). Ảnh: Tokyocheapo
Sở dĩ Matsutake đắt đỏ như vậy là vì nó không thể được nuôi trồng nhân tạo và không thể thu hoạch theo lịch trình thường xuyên, nên nó trở thành một trong những loại thực phẩm xa xỉ nhất ở Nhật Bản, âu cũng là điều dễ hiểu. Dù giá thanh không hề rẻ nhưng nhiều người dân Nhật Bản vẫn thích chế biến thành súp hoặc nấu cùng cơm để được thưởng thức hương vị đặc biệt này.
Ảnh: Tourdulichnhatban
Sở dĩ Matsutake đắt đỏ như vậy là vì nó không thể được nuôi trồng nhân tạo và không thể thu hoạch theo lịch trình thườngxuyên.
Gợi ý địa chỉ để mua: Để tìm mua nấm Matsutake, bạn hãy thử ghé nhà hàng teishoku địa phương hoặc xem trong siêu thị, cửa hàng bách hóa. Tuy nhiên, kể từ năm 2020, loài nấm đắt đỏ này được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đưa vào danh sách “bị đe dọa”. Mặc dù vậy, bạn vẫn có cơ hội để thưởng thức món đặc sản mùa thu này nhưng sẽ khó tìm hơn.
Hạt dẻ
Hạt dẻ là một loại hạt phổ biến ở Nhật Bản. Được biết, người Nhật bắt đầu ăn nó từ hơn 5.000 năm trước như một món ăn thiết yếu vào mùa thu. Nếu có dịp du lịch Nhật Bản vào mùa này, bạn có thể thưởng thức vị bùi bùi, thơm thơm, ngầy ngậy của nó bằng cách đun sôi với muối hoặc xì dầu. Ngoài cách chế biến này, hạt dẻ cũng thường được người dân Nhật Bản sử dụng để làm các loại bánh xa hoa như bánh ngọt và bánh Yokan.
Hạt dẻ nướng. Ảnh: Tokyocheapo
Gợi ý địa chỉ để mua: Bất kỳ tiệm bánh nào ở Nhật Bản vào mùa này cũng sẽ có rất nhiều món làm từ hạt dẻ. Bạn có thể ghé các cửa hàng bánh ngọt truyền thống, siêu thị hoặc quầy hàng lễ hội để thưởng thức kuri-manju.
Hồng
Nói không quá, rất nhiều người dân Nhật Bản chỉ chờ mùa thu đến để được ăn hồng vì vậy không quá ngạc nhiên khi nó trở thành món đặc sản mùa thu Nhật Bản. Ở đây có hai loại hồng chính: một loại ngọt, một loại chua. Loại hồng ngọt có thể được ăn ngay sau khi hái và hoặc dùng để làm món tráng miệng như thạch, Yokan,…; còn loại hồng chua thường được dùng để làm hồng sấy khô là chủ yếu.
Hông treo gió Nhật Bản. Ảnh: Tokyocheapo
Gợi ý địa chỉ để mua: Nếu ở nông thôn, bạn có thể nhìn thấy quả hồng rơi rụng ngay trên đường đi. Còn ở thành phố, bạn có thể tìm thấy loài quả này ở bất kỳ cửa hàng rau xanh, siêu thị và chợ nông sản nào.
Táo
Cũng giống như hồng, táo được xem là thức quà mùa thu của Nhật Bản. Mùa chính thức của táo vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 12. Vào khoảng mùa này, dịp cuối tuần, người dân Nhật Bản thường hái táo và thưởng thức vị ngọt đẫm ngay khi còn tươi. Còn một số khác lại thích làm nước ép, mứt, bánh rượu hoặc làm giấm táo phục vụ căn bếp nhỏ.
Chàng trai Việt lạc vào vườn táo Nhật Bản chín đỏ vào mùa thu. Ảnh: Vietgiaitri
Gợi ý địa chỉ để mua: Bạn có thể tìm thấy loài quả này ở bất kỳ cửa hàng rau xanh, siêu thị và chợ nông sản nào ở Nhật Bản.
Bánh korokke chiên giòn từ bí ngô (Pumpkin/kabocha korokke)
Đơn giản, gần gũi nhưng ngon tê lưỡi, Bánh korokke chiên giòn từ bí ngô là một trong những món đặc sản mùa thu dễ tìm và được lòng khách du lịch nhất của ẩm thực Nhật Bản.
Bánh korokke chiên giòn từ bí ngô (Pumpkin/kabocha korokke). Ảnh: Tokyocheapo
Thay vì được sử dụng để nấu các món súp và hầm, ở Nhật Bản, bí ngô thường được chiên hoặc ăn kèm với cà ri. Bánh korokke đôi khi được ăn kèm với thịt, nhưng thưởng thức hương vị nguyên bản của nó vẫn là tuyệt nhất.
Gợi ý địa chỉ để mua: Những người bán hàng rong ở các khu vực nhỏ hơn thường có các món ăn theo mùa. Nếu không, hãy thử vào izakayas, siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi.
Rượu Sake Akiagari
Được ủ từ mùa đông buốt giá, đi qua mùa xuân ấm áp và mùa hè rực lửa trước khi sẵn sàng vào mùa thu mát mẻ, rượu sake akiagari là một món đặc sản mùa thu mà bạn chớ bỏ qua khi đến xứ phù tang. Theotruyền thống, rượu chín sẽ được đem ra dùng vào mùa thu, tuy nhiên, việc làm lạnh và nhu cầu đã khiến nhiều nhà sản xuất rượu sake phải đợi lâu hơn để có được hương vị hoàn hảo, cón một số khác lại đêm ra bán sớm hơn để đáp ứng nhu cầu.
Rượu Sake Akiagari. Ảnh: Tokyocheapo
Mặc dù mùa thu vẫn là thời gian truyền thống của rượu sake nhưng tùy theo nhu cầu sử dụng mà người ta thay đổi cho phù hợp. Thuật ngữ akiagari bây giờ thường có nghĩa là lô rượu sake gần đây nhất, được đem ra sử dụng vào mùa thu năm đó. Akiagari được thanh trùng lần thứ hai vào cuối mùa hè, nhưng nếu không thì cả hai đều tuân theo cùng một lịch trình sản xuất và đều chỉ có sẵn vào mùa thu.
Gợi ý địa chỉ để mua: Bạn có thể tìm mua rượu sake đặc sản tại các quán bar, nhà hàng hoặc trong các cửa hàng rượu địa phương.
VJIIC