Các lễ hội truyền thống diễn ra trong năm tại Nhật Bản

Ở Nhật Bản, một năm có bốn mùa, mỗi tháng lại có những lễ hội truyền thống đặc biệt và các phong tục khác nhau, một số phong tục có từ xưa và một số có nguồn gốc hiện đại, mang lại cảm giác về thời gian trong năm. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một số sự kiện quan trọng nhất của từng tháng theo lịch Nhật Bản.

Lễ hội tại Nhật Bản trong tháng 1

Tết Nhật Bản (Shōgatsu)

Trước đây, Nhật ăn tết theo lịch Âm nhưng kể từ 1945 đổi sang lịch Dương; Shōgatsu là từ chỉ tháng đầu tiên của năm, ngày nay lại chỉ ngày 1/1 của năm mới. Các phong tục vào năm mới đã tạo nên sự kiện quan trọng nhất trong năm của Nhật Bản. Vào năm mới, một gia đình điển hình thường trang trí cổng, bàn thờ, hoặc góc phòng được trang trí (tokonoma), mặc những bộ quần áo Nhật truyền thống, ăn món canh bánh dầy (ozōni) và đi đền chùa vì lễ viếng đền thờ thần lần đầu tiên của năm (hatsunōde). Người Nhật cũng thường dậy sớm hoặc thức khuya để ngắm mặt trời mọc lần đầu tiên của năm (hatsuhinode).
 
 
le hoi truyen thong tai nhat ban
 
 
Ozōni là món canh cá thường dùng với bánh dầy (mochi) và từng địa phương lại có cách làm khác nhau. Trẻ em và thanh thiếu niên nhận tiền mừng tuổi (otoshidama) và chơi các trò giải trí truyền thống như thả diều hay đánh cầu lông (hanetsuki) 
và chơi cờ (sugoroku). Hầu hết hoạt động ở Nhật Bản đều ngừng lại trong 3 ngày đầu tiên của năm mới (sanganichi). Vào ngày 2/1, người Nhật thường viết thư pháp, trong khi vào ngày 7/1 nhiều người cầu nguyện khỏe mạnh khi ăn nanakusa-gayu, một loại cháo làm từ gạo và 7 loại thảo dược. Vào ngày 11/1, gia đình sẽ ăn bánh dầy kagami-mochi được bày làm đồ cúng ở đền thờ hoặc trên bàn thờ và cầu cho mọi sự tốt đẹp sẽ đến trong năm. Phong tục này gọi là “khai gương” (kagami-biraki).
 

Seijin Shiki: Lễ Thành Nhân

Ngày thứ hai của tuần thứ hai tháng Giêng là ngày lễ quốc gia, lễ thành nhân. Vào ngày này, hầu hết các văn phòng địa phương của thành phố sẽ tổ chức nghi lễ dành cho tất cả những thanh niên địa phương đã bước sang tuổi 20. Rất nhiều thanh niên, đặc biệt là phụ nữ tham dự lễ này trong những bộ quần áo Nhật Bản truyền thống như furisode (kimono với tay áo trải dài) và hakama (một loại váy trang trọng có những nếp gấp phù hợp cho cả 2 giới mặc bên ngoài kimono).
 
 
le hoi thanh nhan tai nhat ban
 

Nyūgaku Shiken: Kì thi đại Học, cao đẳng..

Kì thi đại học đầu vào tập trung được tổ chức trên khắp Nhật Bản vào giữa tháng 1, với các đề thi giống nhau dành cho các cấp độ khác nhau trong hệ thống trường học. Trong khi ở Nhật Bản dù có ít trẻ em, lo lắng về kì thi, cuộc thi vào các trường nổi tiếng nhất vẫn rất khốc liệt và trở thành tin tức thời sự quốc gia vào thời gian này trong năm.
 

 Tháng 2.Setsubun: Lễ hội ném đậu đuổi quỉ

 

Setsubun, được tổ chức vào khoảng mùng 3 hoặc 4/2 , là ngày đánh dấu sự kết thúc mùa đông theo lịch âm dương cũ của Nhật Bản. Mọi người thường ném đậu xung quanh nhà để ngăn chặn vận xui vừa cầu khấn “Quỷ cút ra! May mắn mời vào!” (oni wa soto, fuku wa uchi).
 

Hatsu-uma (初午)

Ngày con ngựa đầu tiên của tháng 2 được gọi là Hatsu-Uma ( Sơ ngọ-) và được tổ chức để tỏ lòng thành kính đối với Inari, vị thần của sự thịnh vượng và nông nghiệp. Các lễ hội sôi động được tổ chức ở Inari jinja (đền thờ thần Nông) trên khắp cả nước. Ở một số nơi, những cái bánh dày nhân ngọt (Omochi) được ném vào đám đông.
 

Hinamatsuri: Lễ hội búp bê Tháng 3

Hinamatsuri ("lễ hội búp bê") là lễ hội cầu sức khỏe cho các bé gái. Mọi người trang trí nhà với búp bê Hina, họ dâng lên búp bê Hina rượu sake trắng, bánh gạo arare mochi với màu sắc rực rỡ và hoa đào. Hai món ăn thường thấy trong lễ hội là chirashi-zushi, một món cơm trộn với dấm với tầng trên là sushi và món canh nghêu.
 

Higan: Lễ Thanh minh

Higan là ngày lễ kéo dài cả tuần vào cuối tháng 3, trong 3 ngày trước và sau Xuân phân. Ở Nhật Bản, thời kỳ trước sau Xuân phân và Thu phân là cơ hội quan trọng để đi viếng mộ và tổ chức các hoạt động tưởng niệm thân nhân và tổ tiên đã qua đời. Mọi người thường ăn bánh nếp được phủ bằng một lớp đậu đỏ đánh nhuyễn và ngọt (botamochi) hoặc một dạng bánh khác theo mùa gọi ohagi.
 

Tháng 4 – Hanami

Vào mùa xuân, mọi người thường đi dạo và tổ chức những bữa tiệc ngoài trời dưới tán hoa anh đào. Hoa anh đào bắt đầu nở ở Kyushu và phía Tây Nhật Bản từ cuối tháng 3 và sau đó nở từ từ về hướng Bắc trên khắp đất nước. Lễ hội này được gọi là hanami (“ngắm hoa”). Thời gian quan trọng nhất ở Tokyo là vào đầu tháng 4 và kéo dài trong khoảng một tuần. Các địa điểm ngắm hoa nổi tiếng luôn luôn đông đúc, chật ních người thưởng thức vẻ đẹp sớm nở chóng tàn của những đóa hoa màu hồng mềm mại.
 

Nyūgaku Shiki: Lễ khai giảng 

Năm học mới bắt đầu vào tháng 4, trường học tổ chức lễ khai giảng (nyūgaku shiki) chào đón trẻ em ở tất cả các lứa tuổi đến trường. Bố mẹ và các thành viên khác trong gia đình thường ăn mặc lịch sự vào dịp này. Ở một số trường đại học, có thể có đến 10.000 sinh viên tham dự lễ khai giảng.
 

Kanbutsu/Hana Matsuri: Lễ Phật Đản 

Kanbutsue, lễ kỷ niệm ngày sinh Đức Phật Thích-ca-mầu-ni ở Nhật Bản được cử hành vào ngày 8/4. Mọi người thường đi viếng đền chùa, ở đó để tỏ lòng tôn kính, họ có thể đổ nước trà ngọt vào một bức tượng Phật nhỏ được đặt dưới mái hiên trên một bệ thờ được trang trí bằng hoa (hanamidō) (vì thế ngày này còn được gọi là Lễ hội hoa (hana matsuri)).
 

Tuần lễ vàng  

Một chuỗi những ngày lễ liên tiếp kéo dài trong một tuần từ Ngày Chiêu Hòa (Shōwa Day) vào ngày 29/4 đến ngày Tết thiếu nhi vào ngày 5/5 được gọi là Tuần lễ vàng. Thời gian này cũng bao gồm ngày kỷ niệm Hiến pháp (3/5) và ngày Cây xanh (4/5), nhân viên có thêm vài ngày nghỉ và đi du lịch trong một tuần hoặc hơn. Kế tiếp những ngày nghỉ lễ, cùng với đặc điểm thời tiết dễ chịu nói chung của mùa, nghĩa là các lễ hội, các sự kiện thể thao, và các địa điểm nghỉ lễ có xu hướng thu hút một lượng lớn người.
 

Lễ hội truyền thống tại Nhật Bản trong tháng 5

 

Tango no Sekku: Ngày thiếu nhi

Tango no sekku, ngày nay thường được coi là Ngày Tết thiếu nhi, là một lễ hội được tổ chức vào ngày 5/5 cầu cho các bé trai khỏe mạnh lớn lên. Cờ cá chép trang trí trên các mái nhà là cảnh thường thấy vào thời gian này. Trong nhà, nhiều người trưng bày búp bê võ sĩ, mũ sắt hoặc áo giáp. Nhiều người cũng nhân cơ hội này dùng nước ngâm lá thủy xương bồ để tắm nhằm thư giãn cơ thể.
 

Lễ hội truyền thống tại Nhật Bản trong tháng 6

 

Tsuyu: Mùa mưa

Mùa mưa ở Nhật Bản (thường gọi là tsuyu hoặc baiu) bắt đầu vào khoảng cuối mùa xuân, trong khu vực từ phía bắc Kyushu tới Kanto, kéo dài từ đầu tháng 6 đến giữa tháng 7. Nhiều lễ hội truyền thống cũng được tổ chức trong thời gian này với mục đích ban đầu là ngăn ngừa bệnh dịch và các loài phá hại nông nghiệp thường diễn ra vào thời gian này trong năm. Một số ví dụ nổi tiếng nhất là Lễ hội Gion (Gion Matsuri) ở Kyoto (1 – 31/7) và lễ hội Tenjin (Tenjin Matsuri) ở Osaka (24 – 25/7).
 

Lễ hội truyền thống tại Nhật Bản trong tháng 7

 

Tanabata: Lễ hội sao-Ngưu lang chức nữ

Tanabata, tổ chức vào ngày 7/7, là lễ hội có nguồn gốc theo thần thoại Trung Quốc về chàng chăn bò Hikoboshi (đại diện bởi sao Ngưu Lang, ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Thiên Ưng) và nàng tiên dệt vải Orihime (Sao Chức Nữ, ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Thiên Cầm). Ở Nhật Bản, người ta thường viết những lời cầu nguyện  vào một mảnh giấy nhỏ nhiều màu sắc và treo chúng lên những cành tre để trang trí. Các lễ hội Tanabata được tổ chức trên khắp cả nước, tuy nhiên lễ hội Tanabata ở Sendai lại diễn ra vào một tháng sau, kéo dài trong 3 ngày từ 6/8.
 
 
le hoi sao nguu lang chưc nu tai nhat ban
 

Obon: Lễ Vu Lan     

Obon là lễ hội Phật giáo nhằm tỏ lòng tôn kính đối với linh hồn của tổ tiên và thân nhân đã qua đời. Người ta cho rằng những linh hồn này sẽ quay trở về nhà từ ngày 13/7 trước khi trở về thế giới bên kia vào 3 ngày sau, vào tối 16/7. Nhiều gia đình trang trí bàn thờ (butsudan) với những vật trang trí đặc biệt và mời thầy tu về nhà tụng kinh cho người quá cố. Mặc dù có ngày chính thức dành cho lễ Obon, nhưng ở hầu hết các nơi ở Nhật Bản, lễ này vẫn diễn ra vào 1 tháng sau, khoảng 15/8. Mặc dù không có ngày nghỉ chính thức dành cho lễ Obon vào một tháng sau (tsukiokure Obon), nhưng nhiều ông chủ vẫn cho nhân viên nghỉ.
 

Bon Odori : Điệu múa lễ Obon  

Vào lễ Obon, mọi người mặc Yukata (kimono mùa hè) và tập trung tại quảng trường thị trấn hoặc đền thờ và nhảy vòng tròn theo nhịp điệu hoặc các bài hát truyền thống. Phong tục này gọi là bon odori, bắt nguồn từ lòng thành kính đối với linh hồn người quá cố, nhưng trong hầu hết trường hợp nó không còn mang ý nghĩa ban đầu nữa mà trở thành một phương thức chung để hưởng thụ những đêm mùa hè nóng nực. Những cuộc tụ họp này trước kia từng được coi là một cơ hội tốt dành cho những người đàn ông và phụ nữ trẻ tuổi, chưa kết hôn hòa mình và tìm được một nửa của mình.
 

Natsu Yasumi : Nghỉ hè 

Kì nghỉ hè của hầu hết các trường học kéo dài từ cuối tháng 7 đến hết tháng 8. Giải vô địch bóng chày quốc gia dành cho các trường trung học cũng diễn ra từ ngày 8/8. Từ cuối tháng 7 đến lễ Obon trễ một tháng (tsukiokure Obon) vào giữa tháng 8, các màn trình diễn pháo hoa được tổ chức trên khắp cả nước. Một trong những sự kiện bắn pháo hoa lớn nhất là lễ hội bắn pháo hoa bên dòng sông Sumida, Tokyo được tổ chức vào thứ bảy cuối cùng của tháng 7 và thường thu hút một triệu người xem.
 

Các lễ tưởng niệm hòa bình, Ngày tưởng niệm kết thúc chiến tranh

Từ các lễ tưởng niệm hòa bình được tổ chức ở Hiroshima và Nagasaki (ngày 6 và 9/8) nhằm kỉ niệm sự kiện hai quả bom nguyên tử hủy diệt hai thành phố vào năm 1945 đến Ngày tưởng niệm kết thúc chiến tranh vào ngày 15/8, là ngày đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các cuộc vận động kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân và các cuộc cầu nguyện vì hòa bình thế giới xuất hiện trên khắp các phương tiện truyền thông quốc gia. Thời gian này được coi là cơ hội phản ánh sự đáng sợ của chiến tranh và nhớ về những người đã hy sinh trong những cuộc xung đột trong suốt thời đại đó.
 

Nghỉ Obon: Về Quê tảo mộ

Giống như lễ mừng năm mới, lễ Obon trễ một tháng (tsukiokure Obon) là thời gian quan trọng để gia đình quây quần lại bên nhau. Nhiều ông chủ ở các thành phố và thị trấn lớn cho phép nhân viên nghỉ để về thăm bố mẹ và người thân ở quê. Thời gian này có đặc điểm là kẹt xe và số lượng người cực kì lớn trên tất cả các tuyến của mạng lưới giao thông, từ đó xuất hiện một cụm từ thông dụng “kisei rasshu” (đổ xô về nhà).
 

Lễ hội truyền thống tại Nhật Bản trong tháng 9

 

Aki no Higan: Thu phân

Aki no higan (Thu phân) là ngày lễ kéo dài cả tuần vào cuối tháng 9 trong ba ngày trước và sau Thu phân. Các phong tục trong ngày Thu phân cũng giống như các phong tục trong ngày Xuân phân vào tháng 3 (xem ở trên).
 

Tsukimi

 thức vẻ đẹp của bầu trời mùa thu trong xanh được vầng trăng tròn soi sáng. Lễ hội này thường được tổ chức theo lịch âm dương cũ của Nhật Bản là vào ngày 15/8 và 13/9, hiện nay tương đương với giữa tháng 9 và giữa tháng 10. Khu vực ngắm trăng thường được trang trí cỏ bông lau, thức ăn truyền thống là loại bánh bao hình tròn gọi là bánh mặt trăng (tsukimi dango), hạt dẻ và rượu sake.
 

Lễ hội truyền thống tại Nhật Bản trong tháng 10

 

Undōkai: Lễ hội vận động  

Thế vận hội được tổ chức ở Tokyo vào ngày 10/10/1964. Vào năm 1966, ngày Thứ bảy thứ hai của tháng 10 trở thành Ngày Thể dục thể thao. Vào ngày này hoặc những ngày trong khoảng thời gian này, nhiều trường học và các nhà máy ở thành phố tổ chức ngày hội thể thao gọi là undōkai, một sự kiện sôi động kéo dài cả ngày gồm có thi đấu điền kinh cũng như thể dục và khiêu vũ. Các công ty cũng thỉnh thoảng tổ chức ngày hội thể thao (undōkai) để nâng cao sự gắn bó giữa nhân viên và gia đình họ. Vì đây là một phần cần thiết ở tất cả các cấp học, ở những địa phương khác ngoài các thành phố lớn ra, họ không thường tổ chức sự kiện đơn lẻ mà chỉ có một số trường địa phương tham gia.
 

Lễ hội truyền thống tại Nhật Bản trong tháng 11

 

Shichi-Go-San    

Vào ngày Shichi-Go-San (“bảy-năm-ba”) 15/11, các bé gái ba và bảy tuổi và các bé trai năm tuổi mặc những bộ đồ đẹp nhất và được đưa đi viếng đền. Lễ hội này được tổ chức nhằm cảm ơn và cầu mong con cái lớn lên một cách khỏe mạnh.
 

Lễ hội truyền thống tại Nhật Bản trong tháng 12

 

Bōnenkai

Vào tháng 12, mọi người tụ tập với đồng nghiệp và bạn bè ở các câu lạc bộ và các nhóm xã hội tạibōnenkai, một bữa tiệc tất niên nhằm quên đi những khó khăn và rắc rối trong năm cũ. Trong bữa tiệc này, họ bỏ qua sự khác biệt về cấp bậc trong xã hội và những phép xã giao hàng ngày trong đời sống Nhật Bản, và tham gia vào cuộc ăn uống say sưa trong mối quan hệ bình đẳng.
 

Kotohajime : khởi sự  

Từ 13/12, là thời gian diễn ra phong tục kotohajime (“bắt đầu làm việc”), vào thời gian này, mọi người bắt đầu chuẩn bị đón Năm mới thông qua việc quét dọn nhà cửa. Họ lau dọn bàn thờ và những vật khác liên quan đến tôn giáo, mua các nguyên liệu cần thiết để làm bánh dày nhân ngọt (mochi) và các món ăn khác theo mùa.
 

Lễ Giáng sinh 

Mặc dù Nhật Bản không phải là nước theo đạo Cơ đốc, nhưng hiện nay Giáng sinh được tổ chức rộng rãi như là một hoạt động thương mại. Trẻ em hào hứng chờ đợi ông già Nô-en đến tặng quà, và nhiều nhà bày cây thông Nô-en và các vật trang trí khác. Nhờ truyền thống ăn bánh giáng sinh (ở Nhật thường là bánh bông lan kem dâu), những người làm bánh trên cả nước trở nên đặc biệt bận rộn vào đêm Giáng sinh.
 
Trên đây là tổng hợp những lễ hội truyền thống diễn ra trong năm tại Nhật Bản. Nếu bạn có nhu cầu du lịch hay đi khám chữa bệnh ở Nhật Bản, hãy lên kế hoạch du lịch vào những dịp lễ hội để tận hưởng hết vẻ đẹp của đất nước mặt trời mọc nhé.
 
 
Nguồn: Sưu tầm

 

 

VJIIC


10-le-hoi-ky-la-nhat-nhat-ban

10 lễ hội kỳ lạ nhất Nhật Bản

Nhật Bản là đất nước được biết đến với những ý tưởng sáng tạo kỳ lạ và độc đáo không giới hạn. Người dân ở xứ sở Hoa...

zalo
0943341333